Khi siêu âm thai tuần thứ 9, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò để quan sát rõ hơn các cơ quan sinh dục bên trong, phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung mà trên siêu âm thành bụng khó thấy.
1. Sự phát triển của mẹ và bé trong tuần thứ 9
Thời điểm tuần thứ 9 thai kỳ là một cột mốc quan trọng bởi em bé không còn là phôi thai mà là một thai nhi, đánh giá một giai đoạn phát triển mới. Thông thường, ở tuần thứ 9 thai kỳ, mẹ và bé đều có sự phát triển mới như:
Sự thay đổi ở bé:
-
Chiều dài của bé khoảng 3cm và nặng gần 7 gram (tương đương một quả nho). Ngón tay chân của bé đang hình thành thay cho màng, lông tơ mọc ra ở lớp da mềm mại.
-
Là giai đoạn bào thai và các mô cùng cơ quan quan trọng như ruột, thận, não và gan phát triển nhanh chóng suốt thai kỳ.
-
Tay chân của em bé có thể uốn cong, cổ tay có thể gập lại, đôi chân cũng đủ dài để gập trước bụng.
-
Hình dáng cột sống của bé hiện rõ qua làn da, dây thần kinh cột sống đang bắt đầu căng ra và trán của bé tạm thời phình ra và não đang phát triển.
-
Quan trọng là em bé có nhịp tim đủ mạnh để bạn có thể cảm nhận được khi siêu âm thai.
Sự thay đổi ở mẹ:
-
Khi mẹ chạm vào bụng mang thai 9 tuần, có thể bạn sẽ thấy bụng dưới của mình hơi săn chắc hơn, đó là tử cung. Mẹ có thể chọn sẵn một số quần áo bầu để thoải mái hơn.
-
Nếu mẹ bị ốm nghén thì ở tuần thứ 9 có thể vẫn tiếp tục bị ốm nghén hoặc cũng có thể trở nên nặng nề hơn.
-
Ở thời điểm này, đôi khi mẹ bầu không thay đổi về mặt cân nặng, nhưng nếu mẹ ốm nghén nặng thì có thể bị sụt cân. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng, bởi hết thời kỳ ốm nghén, mẹ có thể ăn uống như bình thường để lấy lại cân nặng.
2. Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò
2.1. Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là một kỹ thuật hiện đại giúp kiểm tra chẩn đoán bằng hình ảnh không xâm lâm lấn. Siêu âm thai sử dụng kỹ thuật sóng âm để ghi lại những cử động của thai nhi và các bộ phận trong khung chậu mẹ bầu một cách chính xác nhất. Thông qua những thông số và hình ảnh ghi lại được từ kỹ thuật siêu âm thai, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường trong khung xương chậu của mẹ bầu, từ đó đưa ra những phương án điều trị hiệu quả và an toàn. Siêu âm thai có 2 loại:
-
Siêu âm qua thành bụng: Siêu âm qua thành bụng có siêu âm 2D, 3D, 4D, đây là hình thức đánh bằng hình ảnh giúp bác sĩ có thể quan sát tổng quát bằng hình ảnh 2 chiều (2D), 3 chiều (3D), 4 chiều (4D) để quan sát cử động và những bộ phận của thai nhi. Tùy vào các mốc siêu âm quan trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương thức siêu âm phù hợp.
-
Siêu âm đầu dò: Đây là một phương pháp siêu âm thai vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ xác định vị trí chính xác của thai nhi nhằm phát hiện những trường hợp nguy hiểm như thai ngoài tử cung, từ đó ngăn ngừa hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra... Ngoài ra, siêu âm đầu dò cũng giúp mẹ bầu theo dõi nhịp tim thai, chẩn đoán sảy thai, theo dõi cổ tử cung.... Siêu âm đầu dò thường được thực hiện vào những tuần đầu của thai kỳ.
2.2. Thai 9 tuần nên siêu âm bụng hay đầu dò?
Là một giai đoạn phát triển mới của thai nhi, siêu âm thai 9 tuần nhằm mục đích:
-
Xác định ngày dự sinh giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất, đồng thời nếu người mẹ có tiền sử của việc sảy thai trước đó thì mốc siêu âm thai 9 tuần vô cùng quan trọng để khảo sát.
-
Siêu âm nhằm phát hiện tình trạng ra máu bất thường nào hay không và theo dõi, phát hiện sớm những yếu tố rủi ro tiềm ẩn với thai kỳ.
-
Kiểm tra, đánh giá sức khỏe buồng trứng, nhau thai, tử cung và kiểm tra tình trạng nước ối để đánh giá trình trạng hiện tại của thai nhi.
-
Đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ ở mẹ bầu.
Với những mục đích quan trọng như trên, thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò cũng rất quan trọng, vì việc lựa chọn phương pháp siêu âm có thể cho hình ảnh chính xác nhất. Thông thường, ở thời điểm siêu âm này chưa thích hợp để sử dụng siêu âm bụng. Do vậy, khi siêu âm thai 9 tuần, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò để quan sát rõ hơn các cơ quan sinh dục bên trong, phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung mà trên siêu âm thành bụng khó thấy.
Tuy nhiên, từ tuần thứ 12 của thai kỳ trở đi, mẹ bầu sẽ chuyển sang siêu âm thành bụng để tầm soát sức khỏe trong thai kỳ một cách tốt nhất.
3. Dinh dưỡng, vận động ở tuần thai thứ 9 của mẹ bầu
Là giai đoạn quan trọng, tuần thai thứ 9 mẹ bầu nên chú ý đến dinh dưỡng, hoạt động thể chất cũng như nghỉ ngơi điều độ để mẹ và bé cùng phát triển khỏe mạnh. Tuần thai này, mẹ bầu nên:
-
Tuần thứ 9 là tuần thích hợp để mẹ bổ sung canxi, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm bổ sung một cách hợp lý nhất.
-
Mẹ bầu tránh làm việc nặng hay gập người khi vận động.
-
Chọn tư thế ngủ thoải mái, dễ chịu để tránh tình trạng khó ngủ kéo dài.
-
Việc quan hệ tình dục vẫn có thể diễn ra bình thường nhưng cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Chế độ dinh dưỡng ở tuần thứ 9 thai kỳ cũng rất quan trọng, mẹ bầu nên bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi. nếu mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi và chán ăn thì cũng cần cố gắng ăn những thực phẩm bổ dưỡng để có sức khỏe. Những thực phẩm dinh dưỡng giàu axit folic, canxi, sắt, protein có nhiều trong ngũ cốc, các loại rau xanh, thịt, cá, trứng..
-
Chú ý đến tâm lý, bởi tâm lý là quan trọng nhất khi mang thai 3 tháng đầu. Vì thế người mẹ cần giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:
-
Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
-
Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
-
Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
-
Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
-
Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.
Thiết bị y tế Thiên Phúc chuyên cung cấp các loại máy xét nghiệm, máy siêu âm, máy chụp x quang đảm bảo chất lượng, uy tín và giá rẻ cạnh tranh trên toàn quốc.
Để tim hiểu thêm vê thiết bị y tế quý khách vui lòng click tại đây, may sieu am, máy siêu âm, máy xét nghiệm, may xet nghiem, máy nội soi, may noi soi, máy chụp x quang, may chup x quang