Máy chụp X-Quang, CT

Máy chụp X-quang là thiết bị rất phổ biến trong y học, kỹ thuật chụp X-quang cụ thường được áp dụng nhất là trong những chẩn đoán về xương khớp. Hãy cùng Thiết bị y tế Thiên Phúc tìm hiểu qua về máy X-quang và một vài thông tin vô cùng bổ ích về thiết bị này thông qua nội dung dưới đây nhé.

1. Máy chụp X quang là gì?

Máy chụp X quang là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh, phương pháp tạo ảnh là sử dụng tia X (tia roentgen) để xây dựng và tái tạo lại hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể. Những hình ảnh này cung cấp thông tin có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong lĩnh vực y tế, máy X–quang giúp cho các y bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách dễ dàng, chính xác và nhanh chóng hơn.

Các ứng dụng của X quang chẩn đoán: Khảo sát cấu trúc các bộ phận của cơ thể như xương khớp, bụng, sọ não, cột sống, phổi, hệ tiết niệu, mạch, dạ dày… Hiện nay, máy chụp X quang được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các bệnh viện và cơ sở y tế khắp cả nước.

Máy chụp X quang được hoạt động sựa ào tia X, vậy tia X là gì?

Tia X được nhà bác học người Đức Roentgen phát hiện ra vào năm 1895, với phát minh này ông nhận được giải thưởng Nobel vào năm 1901, và cũng từ đó chúng ta đã có được những bước tiến dài trong lĩnh vực này. Tia X được tạo ra từ sự thay đổi quỹ đạo của electron đang chuyển động có gia tốc đến gần 1 hạt nhân, khi quỹ đạo của nó thay đổi, 1 phần động năng của electron sẽ bị mất đi và chính năng lượng này chuyển thành bức xạ điện từ, phát ra tia X.

Tia X có 2 tính chất đó là:

Tính truyền thẳng và đâm xuyên: Tia X truyền thẳng và có khả năng xuyên qua vật chất, qua cơ thể người. Sự đâm xuyên này càng dễ dàng khi cường độ tia càng tăng. Chính vì độ xuyên sâu của tia X cao nên người ta dùng để chụp những bộ phận cứng như: xương, răng, không dùng để chụp mô

Tính bị hấp thu: sau khi xuyên qua vật chất thì cường độ chùm tia X bị giảm xuống do một phần năng lượng bị hấp thu. Đây là cơ sở của các phương pháp chẩn đoán X quang và liệu pháp X quang.

Nguyên lý hoạt động máy chụp X quang

Tia X từ máy chụp X-quang có khả năng truyền thẳng và đâm xuyên qua vật chất, ở đây cụ thể là cơ thể con người. Cường độ tia càng tăng thì sự đâm xuyên này càng trở nên dễ dàng. Chính nhờ tính chất xuyên sâu của tia X mà thông thường người ta chỉ dùng để chụp các mô cứng như răng, xương,... 

Bên cạnh đó, tia X còn có tính bị hấp thu nên sau khi xuyên qua vật chất, một phần năng lượng bị hấp thu khiến cho cường độ chùm tia X giảm xuống dần.  

Nguyên lý chụp X-quang: Sau khi chùm tia X xuyên qua khu vực cần chiếu chụp trên cơ thể thì sẽ suy giảm do bị các cấu trúc hấp thụ. Tùy thuộc và độ dày và mật độ cấu trúc tia X đi qua mà sự suy giảm này cũng sẽ có sự khác nhau nhất định. Cuối cùng, chùm tia X gặp bộ phận thu nhận (film, detector, màn chiếu,...) và trải qua quá trình xử lý hình ảnh để cho ra kết quả cuối cùng. 

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa các thế hệ máy chụp X-quang chính là bộ phận thu nhận và xử lý hình ảnh. 

Tùy thuộc vào bộ phận cần thăm khám mà người bệnh sẽ được yêu cầu giữ cơ thể ở những tư thế khác nhau như nằm, ngồi hoặc đứng. Đối với chụp X-quang phổi thì để ghi lại được rõ nét hình ảnh, người bệnh có thể phải nín thở trong một vài giây. 

Phía sau bộ phận cơ thể cần chụp sẽ đặt bộ phận ghi nhận hình ảnh hoặc phim X-quang. Tia X khi đi qua cơ thể sẽ có một phần được giữ lại và phần còn lại sẽ đi xuyên qua để đến bộ phận ghi nhận hình ảnh và cho ra hình ảnh hiển thị cuối cùng. 

Như đã nói ở trên về nguyên lý chụp X-quang, càng có nhiều tia X chiếu được đến phim thì hình ảnh thu được càng đen. Do đó mà những bộ phận cơ thể rỗng hoặc đầy khí (ví dụ như phổi) thì sẽ cho hình ảnh đen, trong khi các mô đặc (như xương) sẽ cản trở nhiều tia X và cho ra hình ảnh trắng. Còn các cơ, các tạng hoặc các mô mềm trong cơ thể thì hình ảnh ghi lại được có màu xám, tùy thuộc và độ đậm đặc của chúng. 

Cấu tạo và phân loại máy chụp X quang

Cấu tạo của máy X quang:

Về cấu tạo, máy X quang có sự khác nhau tương đối giữa các thế hệ X quang, cơ bản gồm các bộ phận:

- Khối phát tia X

- Khối tạo cao thế

- Bàn chụp, giá chụp, cột đỡ bóng

- Khối điều khiển

- Khối thu nhận/hiển thị hình ảnh

Phân loại máy X quang: Có nhiều cách phân loại máy X quang tùy vào hình dạng cấu trúc, chức năng, công nghệ xử lý ảnh…

- Theo cấu trúc: máy X quang cố định, máy X quang di động, máy X quang xách tay.

- Theo công nghệ xử lý ảnh: máy X quang cổ điển (dùng film), máy X quang chiếu (màn chiếu), máy X quang kỹ thuật số gián tiếp (CR), máy X quang kỹ thuật số trực tiếp (DR).

- Theo chức năng: máy X quang thường quy, máy X quang răng, máy X quang vú, máy X quang can thiệp…

Hiện nay máy X quang cổ điển dùng phim âm bản ít được sử dụng bởi nhiều yếu tố như vấn đề an toàn bức xạ, vệ sinh môi trường, bất tiện… Thay vào đó, máy X-quang kỹ thuật số đang dần thay thế do nhiều ưu điểm: An toàn hơn, ảnh thu được dưới dạng số, lưu vào máy tính và được chỉnh sửa rất dễ dàng.

- Máy X quang cổ điển: Dùng hệ thống phim/bìa tăng quang để chụp các bộ phận của cơ thể. Phim được chứa trong cassette. Cassette được đặt sau vật cần chiếu, tia X sau khi xuyên qua được vật sẽ đến đập vào phim. Phim sau khi được phô xạ, sẽ được đưa vào phòng tối để xử lý bằng hóa chất hiện hình và định hình. Khi rửa phim người ta dùng AgCl, những nơi nào tác dụng với tia X khi rửa sẽ không bị mất (có màu đen) còn nơi nào không tác dụng với tia X (đối với xương, tia X bị cản lại), khi rửa sẽ bị trôi (có màu trắng). Sau đó sẽ được đọc trên 1 hộp đèn đọc phim. Đây là một hình vĩnh viễn, không sửa đổi được, khó lưu trữ, sao lục và truy tìm.

- Máy X quang kỹ thuật số gián tiếp CR (Computed Radiography): Đây là hệ thống gần giống X quang cổ điển, máy phát tia X quang bình thường và phim/bìa tăng quang được thay bằng tấm tạo ảnh (Imaging plate) có tráng lớp Phosphor lưu trữ (storage) và kích thích phát sáng (photostimulable luminescence). Tấm tạo ảnh khi được tia X  chiếu lên sẽ tạo nên 1 tiềm ảnh (latent image), sau đó tấm tạo ảnh này sẽ phát quang lần 2 khi quét bởi 1 tia laser trong máy Kỹ thuật số hóa (digitizer), ánh sáng này được bắt lấy (capture) và cho ra hình kỹ thuật số tức là có sự chuyễn đổi từ hình analog ra digital. Hình này sẽ được chuyển qua máy tính để được xử lý. Tấm tạo ảnh sẽ được xóa bởi nguồn ánh sáng trắng và tái sử dụng. Số lần tái sử dụng tùy thuộc vào công nghệ, chất liệu và hãng sản xuất tấm tạo ảnh.

- Máy X quang số trực tiếp DR (Direct Radiography): Kỹ thuật này giống máy chụp ảnh kỹ thuật số, vì cũng dùng nguyên tắc tương tự là bảng cảm ứng và cho hình ngay sau khi chụp. Nguyên tắc tạo ảnh là nhờ bảng cảm ứng (Sensor panel) cấu tạo do sự kết hợp của lớp nhấp nháy (Scintillator) gồm các lớp cesiumiodide/thallium và tấm phim mỏng transistor (TFT) với silicon vô định hình (amorphous silicon). Bảng cảm ứng này thay thế cặp phim/bìa tăng quang cổ điển, sau khi được phô xạ, sẽ chuyển hình và hiển thị trên màn hình máy tính sau khoảng 5 giây và có thể chụp tiếp ngay không cần xóa như CR.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của ngành điện tử và kỹ thuật số, máy X quang đã được sản xuất với công nghệ mới hiện đại như: máy X–quang cao tần, máy CT scanner, máy X–quang chụp tuyến vú, máy X quang chụp mạch xóa nền DSA…

Mua máy chụp X-quang ở đâu uy tín?

Hiện nay các cơ sở Y tế lớn khi đầu tư mua sắm thường đầu tư luôn hệ thống X-Quang số ( đồng bộ hoặc lắp ghép ). Các cơ sở nhỏ, kinh phí ít hơn thì vẫn sử dụng X-Quang cổ điển ( sử dụng phim ướt ). Thực ra, đầu tư hệ thống X-quang KTS chi phí không quá cao, nhất là với hệ thống CR. Tuy nhiên do hiệu quả kinh tế từ chụp X-Quang quá thấp nên nếu đầu tư nhiều sẽ khó thu hồi được vốn.

Khi đầu tư mua sắm hệ thống máy chụp X-quang mới cần lưu ý các điểm sau:
 
Đối với máy chụp X-quang cổ điển:
 
Hiện nay X-Quang cổ điển có các loại thấp tần, cao tần với công suất từ 200 mmA – 750 mmA. Tuy nhiên loại cao tần có công suất từ 500 mmA – 750 mmA được sử dụng rộng rãi hơn. Công suất hệ thống ( bóng, tủ phát ) quyết định đến giá thành sản phẩm. Thực tế hầu như các máy cao tần đời mới có công suất 250 – 750 mmA đều cho chất lượng hình ảnh đẹp, ít sự khác biệt. Công suất càng cao thì tuổi thọ bóng phát càng bền, càng chịu được cường độ chụp cao liên tục. Do vậy, tùy vào lượng bệnh nhân, yêu cầu chuyên môn mà chọn loại máy có công suất phù hợp.
 
Do hiệu quả kinh tế thấp, nên nếu không cần chụp các cơ quan phức tạp như cột sống, sọ mặt, can thiệp chấn thương sâu thì các đơn vị có thể chỉ cần đầu tư hệ thống X-Quang cổ điển. Nhưng cố gắng đầu tư loại cao tần để sau này nâng cấp lên KTS cho phù hợp.
 
Mua máy chụp X-quang kỹ thuật số:
 
Trước khi quyết định đầu tư hệ thống X-quang lỹ thuật số, các đơn vị nên nhờ đơn vị tư vấn khảo sát lại hệ thống X-quang sẵn có, xem có thể áp dụng nâng cấp lên hệ thống Kỹ thuật số, để tận dụng máy phát có sẵn không. Nếu có thể tận dụng được thì nâng cấp lên CR hay DR thì căn cứ theo trình bày ở trên.
    
Khi muốn đầu tư hệ thống CR hay DR hoàn chỉnh 100% mới từ đầu thì cần chú ý tới: chọn máy phát rời sau đó ghép hay chọn hệ thống đồng bộ ( chỉ có ở DR ). Việc chọn 1 hệ thống DR đồng bộ, tuy rất hiện đại, tính năng tốt và vận hành đồng bộ. Tuy nhiên giá thành sẽ quá cao so với việc ghép tấm DR với máy phát tia X rời.
 
Nếu bạn còn đang phân vân máy chụp x-quang nào cho phù hợp với khả năng tài chính hay chất lượng máy hãy để chúng tôi được giúp bạn. Hotline: 0986.160.968 để được hỗ trợ và báo giá nhanh nhất.

Nhà phân phối chính thức các hãng