Máy nội soi là gì? cấu tạo và chức năng của máy nội soi

12/06/2020 9:29 PM 2493

Máy nội soi là một công cụ rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Đến nay nội soi dạ dày, tá tràng, đại tràng vẫn dựa vào máy nội soi để các bác sĩ theo dõi hình ảnh qua đó phân tích tình trạng bệnh nhân. Cùng Thietbiytethienphuc.com tìm hiểu chi tiết về máy nội soi qua bài viết này nhé.

Máy nội soi là gì?

Máy nội soi là một công cụ rất tốt để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Đến nay thì nội soi dạ dày, tá tràng, đại tràng,… là phương pháp an toàn, chính xác và hữu hiệu nhất để chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa. Nhờ vào hình ảnh hiển thị trên máy nội soi sẽ giúp bác sĩ biết được các hoạt động bên trong ống tiêu hóa. Từ đó có thể chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Máy nội soi là một dụng cụ kỹ thuật cao, có cấu tạo phức tạp, đắt tiền, do vậy cần có một quy trình sử dụng và bảo quản chặt chẽ. Người làm nội soi phải hiểu rõ cấu tạo máy, biết cách sừ dụng máy nội soi và các dụng cụ kèm theo máy một cách thành thạo, nếu không  sẽ làm hỏng máy, thậm chí có thể gây tai biến cho bệnh nhân và cho chính người sử dụng máy.

Nguyên lí hoạt động của máy nội soi

Máy soi mềm dựa trên nguyên lý dẫn ánh sáng của bó sợi cáp quang học, có đường kính 2 - 3mm, bao gồm 20.000 - 40.000 sợi thuỷ tinh nhỏ có đường kính 10mm, chúng có khả năng truyền dẫn ánh sáng với tiêu hao rất ít trên khoảng cách dài. Ánh sáng được tập trung vào từng sợi cáp quang và được truyền theo hiện tượng khúc xạ bên trong. Việc truyền hình ảnh phụ thuộc vào hướng đi của sợi cáp quang và 2 đầu của bó sợi thuỷ tinh. Phía ngoài của môi sợi cáp quang được bọc bởi một lớp thuỷ tinh để tránh ánh sáng bị truyền ra ngoài, do đó vỏ bọc này không truyền được ánh sáng.

 Vật kính truyền hình ảnh ở đầu dây được gắn thêm một bộ phận gọi là CCD (Charge Coupling Device - chip), bộ phận CCD có 33.000 - 400.000 điểm cảm ửng quang học đã nhận hình ảnh từ niêm mạc ống tiêu hoá làm tăng độ nét của hình ảnh. Những hình ảnh sẽ được truyền về CCD của bộ phận xử lý hình ảnh và truyền lên màn hình.

Tất cả màu trắng, đen, xanh, đỏ của niêm mạc đường tiêu hoá được ghi nhận và truyền lên màn hình một cách rõ nét và chi tiết là nhờ có bộ phận quay lọc màu gắn ở nguồn sáng được gọi là màng lọc màu.

Các loại máy nội soi cơ bản và cấu tạo máy nội soi

*Các loại máy soi mềm:

 - Máy soi nhìn thẳng: cửa sổ nhìn của máy nằm ngay trên đầu máy. Nhiều máy soi thuộc nhóm này như: máy soi dạ dày, máy soi đại tràng, máy nội soi ruột non, máy soi đường mật...

- Máy soi nhìn bên: cửa sổ nhìn của máy nằm ở phía mặt bên của đầu máy soi. Các máy nội soi dùng để chụp mật ngược dòng và làm các thủ thuật can thiệp đưòng mật tuỵ qua nội soi có cấu tạo dạng này.

 - Máy soi nhỏ thường có đường kính ngoài 0,9cm - 1,1 cm và có đường kính kênh làm thủ thuật là 0,28 cm dùng cho nội soi chẩn đoán.

 - Máy soi to có đường kính ngoài l,2cm - 1,35 cm, có đường kính kênh sinh thiết 0,32 - 0,40 cm, dùng cho nội soi can thiệp.

*Cấu tạo bên ngoài máy: Máy nội soi bao gồm phần thân máy, phần chỉnh máy, dây dẫn chung, phần nối với nguồn sáng và những dụng cụ cần thiết khi tiến hành nội soi.

Cách sử dụng máy nội soi

Trước khi tiến hành nội soi thì việc kiểm tra và vệ sinh thiết bị là vô cùng quan trọng và cần thiết. Do đó cần chuẩn bị kĩ lưỡng để thực hiện cuộc soi thuận lợi, bảo vệ máy và không gây biến chứng cho bệnh nhân.

Dưới đây là các bước tiến hành nội soi:

* Bước 1: Cầm máy, chú ý tư thế nằm của bệnh nhân phải là 1 đường thẳng từ miệng tới dạ dày

* Bước 2: Chuẩn bị đưa máy vào miệng bệnh nhân

* Bước 3: Cho máy vào quan sát, vừa đưa máy vào vừa quan sát, cần bơm hơi đủ để quan sát, nếu không quan sát rõ đường mà cứ đẩy máy soi sẽ gây tổn thương niêm mạc và hỏng máy.

* Bước 4: Điểu chỉnh ánh sáng ở bộ phận điều chỉnh tại nguồn sáng, thường để ánh sáng ở mức tối thiểu đủ để quan sát.

 * Bước 5: Hút rửa chất bẩn. Ấn nút hút để hút dịch, quan sát rõ tổn thương. Khi cần, dùng bơm tiêm bơm nước qua đường sinh thiết để rửa.

* Bước 6: Ấn nút bơm nước để rửa sạch vật kính, sau đó bơm hơi để làm khô vật kính.

* Bước 7: Tiến hành sinh thiết

* Bước 8: Rút máy soi ra. Trước khi rút máy soi cần tháo các bộ phận ra cùng máy như kim tiêm cầm máu, kìm sinh thiết

Những tai biến kĩ thuật và biến chứng nếu có

- Dùng máy soi hỏng hoặc dụng cụ hỏng.

- Cho máy soi hoặc dụng cụ vào mà không quan sát.

- Khi hút để đầu máy sát vào niêm mạc và hút lâu.

- Gập máy trong thực quản hoặc cuộn máy trong hành tá tràng không kéo máy ra được.

- Kéo dụng cụ ra vội vàng hoặc không quan sát.

- Không quan sát kỹ vị trí đốt điện.

- Dùng dung dịch không được khử trùng và bảo quản tốt.

Đây đều là những tai biến có thể xảy ra trong quá trình nội soi, vì thế các bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn vững vàng, hiểu biết thật kĩ về máy nội soi để tiến hành thật nhuần nhuyễn và thành thục.

Ngoài ra, có rất nhiều sự cố nhỏ của máy xảy ra trong khi soi, có thể khắc phục được, không cần gửi đi sửa chữa. Nhưng nếu máy bị rách hoặc máy không hoạt động được thì phải gửi đi sửa chữa, không nên tự sửa chữa vì có thể làm máy bị hỏng thêm.

Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết về máy nội soi để bạn có thể tham khảo khi mua máy hoặc đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế. Bạn có thể đọc thêm các thông tin về máy nội soi dạ dày tại đây.

Để tim hiểu thêm các loại máy khác quý khách vui lòng click tại đâymáy siêu âmmay sieu am, máy xét nghiệm, may xet nghiemmáy nội soimay noi soimáy chụp x quangmay chup x quang

Nhà phân phối chính thức các hãng