Chụp X-quang răng có ảnh hưởng gì không?

04/07/2020 8:14 PM 882

X-quang,thường gọi là tia quang tuyến X, là một công cụ quan trong giúp cho nha sỹ chẩn đoán đúng nhu cầu răng miệng của bạn. Hiện nay để chụp lại các hình ảnh của răng, tủy, nướu, xương hàm … thì nha sĩ sẽ sử dụng cách chiếu tia X vào khu vực cần chụp và chụp lại hình ảnh. Do đó máy chụp X quang răng chính là máy sử dụng khá phổ biến trong nha khoa.

Có khá nhiều thắc mắc như máy chụp X quang răng có tác dụng gì? Bao lâu thì bạn nên chụp X quang răng? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Máy chụp X quang răng là gì?

Máy chụp X quang răng là một thiết bị phổ biến trong các phòng khám nha khoa, sử dụng tia X để chụp lại những cấu trúc của xương, răng mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Máy chụp X-quang răng giúp nha sĩ xác định xem bạn có bị sâu răng, bệnh nha chu (nướu răng), áp-xe hay những sinh trưởng bất thường, chẳng hạn như khối u hoặc u nang.

máy chụp x-quang răng là gì?

Chúng cũng cho thấy vị trí và tình trạng của răng bị ảnh hưởng hoặc chưa bộc phát. Sau đó nhờ vào hình ảnh thấy được thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán các tình trạng bệnh lý răng miệng một cách chính xác nhất. 

2. Vai trò của máy chụp X-quang răng 

Máy chụp X quang răng cho phép nha sĩ có thể nhìn thấy rõ những vấn đề răng miệng bên trong, có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh răng miệng:

Máy chụp X-quang răng có đặc điểm gì

- Tìm ra những vấn đề gặp phải trong miệng như sâu răng, tổn thương xương hỗ trợ răng, chấn thương răng ví dụ như chân răng bị gãy. Chụp X-quang răng được thực hiện để phát hiện ra những vấn đề sớm trước khi triệu chứng bộc phát.

- Tìm ra những răng không ở đúng vị trí hay những răng xuyên sâu vào trong nướu. Những chiếc răng mọc sát nhau mà xuyên qua nướu răng gọi là răng cấm.

- Phát hiện những u nang, tăng trưởng bất thường (khối u), hay mụn nhọt.

- Kiểm tra vị trí của những chiếc răng vĩnh viễn phát triển trong hàm đối với những trẻ còn răng sữa.

- Tìm phương pháp điều trị lỗ sâu răng lớn hay nguy hiểm, nhổ những chiếc răng khó, phẫu thuật tuỷ răng, hay cấy ghép nha khoa.

- Tìm phương pháp điều trị trong trường hợp răng không thẳng hàng phù hợp (phương pháp chỉnh nha).

3. Các loại chụp X quang răng

Chụp X-quang răng gồm những gì

- Chụp biên cắn: là một trong những bộ phổ biến nhất của X-quang, biên cắn cho thấy phần thân răng phía trên nướu và chiều cao của xương giữa các răng. Chụp biên cắn giúp chẩn đoán bệnh nha chu (nướu răng) và sâu răng giữa những cái răng Chụp X-quang biên cắn được đặt trên lưỡi, phía một bên của răng và được giữ chặt bởi cắn xuống trên miếng bản.Thông thường sẽ có bốn bộ chụp biên cắn.Chúng được chụp thường xuyên cho mỗi sáu tháng một lần cho những người sâu răng hay mỗi hai hay ba năm cho cá nhân có vệ sinh răng miệng tốt và không có sâu răng.

- Chụp toàn bộ: cho thấy tất cả những răng của bạn và tất cả những xương chung quanh. Giúp chẩn đoán sâu răng, u nang hay khối u, áp xe, răng bị ảnh hưởng, và bệnh nướu răng. Một bộ đầy đủ thường bao gồm từ 14-20 X-quang cá nhân và thường được đề nghị thực hiện trong buổi khám đầu tiên để trợ giúp trong việc chẩn đoán và lên kế hoạch trị liệu thích hợp.

- Chụp vòng quanh: Vòng quanh là X-quang toàn miệng được chụp mà không cần phải để phim X-quang vào trong miệng. Thay vào đó, trong khi bạn vẫn ngồi yên, đầu máy X-quang quay xung quanh cung cấp một hình ảnh rộng của hàm và răng. Loại X-quang này đặc biệt hữu ích cho thấy hàm trên và dưới cùng một lần và có thể cho thấy các răng bị ảnh hưởng hoặc những cấu trúc ẩn hình khác khó nhìn thấy được trên các bộ “thông thường” nhỏ, phim cá nhân toàn bộ.

- Chụp quanh đỉnh(PA): X-quang quanh đỉnh (PA) đề cập đến một X-quang được thực hiện để định chính xác vùng cần quan tâm. Nếu bạn bị đau răng,nha sĩ có thể đề nghị chụp một phim PA để thấy nguyên răng bao gồm cả gốc chân răng.

- Chụp CT hình nón hay X-quang 3 chiều: Những tiến bộ trong công nghệ tiếp tục cung cấp những cách thức mới để xem các cấu trúc mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một trong những cách mới nhất của những công nghệ hình ảnh là chùm tia hình nón chụp cắt lớp vi tính (CBCT). CBCT sử dụng thiết bị X-quang quay, kết hợp với một máy vi tính kỹ thuật số, để nắm bắt rõ ràng hình ảnh 3 chiều của mô mềm, xương, cơ, và mạch máu. Nha sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng các công nghệ hình ảnh CBCT hoặc loại hình chụp kỹ thuật mới khác khi cần các hình ảnh bổ sung để chẩn đoán hoặc đưa ra hướng điều trị thích hợp.

4. Vậy bao lâu thì bạn nên đi chụp X quang răng?

Khi nào cần chụp X-quang răng?

Đối với những người không bị sâu răng hoặc không có nguy cơ có những lỗ sâu thì cũng nên chụp X quang răng để có thể phát hiện bệnh kịp thời:

- Người lớn nên thực hiện chụp X-quang răng 2-3 năm một lần.

- Thiếu niên nên thực hiện chụp X-quang răng 1.5-3 năm một lần.

- Trẻ em nên thực hiện chụp X-quang răng 1-2 năm một lần.

Đối với những người bị sâu răng hoặc có nguy cơ có những lỗ sâu nên thực hiện chụp X-quang răng thường xuyên hơn:

- Người lớn nên thực hiện chụp X-quang răng 6 tháng -1.5 năm một lần.

- Trẻ em nên thực hiện chụp X-quang răng 6 tháng-12 tháng một lần.

Đối với trẻ em từ 5-6 tuổi đã bắt đầu có mầm răng vĩnh viễn và thường được khuyến nghị nên chụp X quang răng để dự báo các dị tật cấu trúc răng, đồng thời có các biện pháp chỉnh nha phù hợp.

Như vậy, máy chụp X quang răng có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng đối với cả người lớn và trẻ em. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã trang bị cho mình những thông tin cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bản thân.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy chụp X quang răng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay. Thiết bị y tế Thiên Phúc sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp cho bạn những sản phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng và làm bạn hài lòng.

>> Đọc thêm: Chụp X-quang lưng có phải cời quần áo không?

Để tim hiểu thêm vê thiết bị y tế quý khách vui lòng click tại đâymay sieu ammáy siêu âmmáy xét nghiệmmay xet nghiemmáy nội soimay noi soi,  máy chụp x quangmay chup x quang

 

Nhà phân phối chính thức các hãng